Khi nào nên xử lý chặn đọt trên cây Sầu Riêng?

KHI NÀO NÊN XỬ LÝ CHẶN ĐỌT TRÊN CÂY SẦU RIÊNG?

---------------

Tiếp theo loạt bài về làm bông và nuôi trái Sầu Riêng, hôm nay bộ phận Kỹ Thuật công ty TÔ BA xin được chia sẽ cùng Quý Bà Con về chủ đề “Chặn đọt trên cây Sầu Riêng”.

👉 Tại sao phải chặn đọt Sầu Riêng? 🤔

Trong điều kiện bình thường, cây Sầu Riêng sẽ đi 3-4 cơi đọt/năm, tùy thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng… việc đi cơi đọt mới là cực kỳ quan trọng, nó bổ sung lá mới, vươn dài cành, cơi đọt đi mạnh là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sức sống của cây Sầu Riêng, đánh giá hiệu quả của các biện pháp canh tác và phân bón.

Vấn đề sẽ phát sinh nếu cây đi đọt vào thời kỳ làm bông, nuôi trái, khi đó, sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và bông, khi đó cây Sầu Riêng sẽ phải đứng trước 2 lựa chọn, bông hay đọt, và tất nhiên sinh lý của cây sẽ chọn phát triển đọt rồi, đúng không cả nhà? 😢 Nhưng nếu cây đi đọt trong giai đoạn làm bông hoặc trái non, sẽ gây rụng hoa và trái hàng loạt, có khi là rụng hết vườn, nếu cây đi đọt trong giai đoạn đã thoát rụng, thì trái cũng sẽ bị sượng cơm. 😕

Công ty TÔ BA cũng đã có bài viết về: "Nguyên nhân và biện pháp khắc phục rụng bông, rụng trái non trên cây Sầu riêng", mời quý bà con cùng xem lại theo link: https://www.toba.vn/blogs/news/hien-tuong-rung-trai-non-tren-cay-sau-rieng-nguyen-nhan-va-bien-phap

Vậy, để tránh cho cây phải lựa chọn bông hay đọt, chúng ta cần phải có những biện pháp để chặn đọt trước đúng không ạ? Và hôm nay cùng với TÔ BA đi sâu vào vấn đề chặn đọt này nhé cả nhà ơi 👇👇👇

🧐 Theo nghiên cứu của chúng tôi, thì có thể tạm chia vấn đề này làm 2 cách là: kéo đọt hoặc chặn đọt. Tuy dựa trên hai cơ chế hoàn toàn trái ngược, một cách làm cho đọt phát triển nhanh, mạnh, một cách kiềm hãm sự phát triển của đọt, nhưng mục đích chung đều là làm cho đọt non không cạnh tranh dinh dưỡng với bông và trái. Chúng ta đi vào từng cách để hiểu hơn về nó nhé.

1/📌 KÉO ĐỌT: đây là biện pháp tốt nhất, nhưng khó và cũng là khó nhất.

Giai đoạn từ khi cây ra mắt cua đến khi cây xổ nhụy tầm 1,5-2 tháng, kéo đọt thành công trong giai đoạn này, lúc cây xổ nhụy thì lá cũng đã chuyển già, không cạnh tranh dinh dưỡng với trái non, cơi đọt mới còn đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi trái, trái được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, phát triển toàn diện về năng suất và chất lượng, da xanh, cơm vàng, cây sau thu hoạch không bị suy, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và nứt thân xì mũ.

👉 B1. Tạo mầm:

- Thời điểm thích hợp nhất để bón phân tạo mầm là lúc cơi cuối vừa chuyển lụa, thường là những loại NPK có tỷ lệ lân (P) cao.

- Kết hợp phun tạo mầm: pha 500g TOBA SUN (8-58-8) + 250ml PICK (0-15-42) cho 1 phuy 200 lít, phun 2-3 lần cách nhau 7 ngày.

 

👉 B2. Kéo đọt:

- Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, 5-6 tuần sau khi tạo mầm Sầu Riêng sẽ nhú mắt cua, 7-10 ngày sau, khi mắt cua vừa đều, cây sẽ đi đọt.

- Khi thấy đọt nhú hột gạo, Bà Con cần bón thúc mạnh tay để kéo đọt ra nhanh, đều.

Công ty TÔ BA khuyến cáo nên:

✅ Bón gốc: Phân nở tảo biển Organic Xtra 5-10kg/gốc (tùy tuổi cây) kết hợp với những loại NPK có hàm lượng N cao (30-10-10).

✅ Tưới TOBA Xanh 1 lít/2 phuy, 2-3 lần cách nhau 7 ngày.

✅ Phun phân bón lá: pha 250ml Phân bón lá Amino 1000/phuy + Phân bón lá 30-10-10 (liều dùng cao gấp 1,5-2 lần hướng dẫn), phun lúc chiều mát, 7 ngày/lần cho tới khi lá chuyển già.

🆘 Bà Con lưu ý phòng trừ rầy rệp và nhện đỏ.

Như đã trình bày ở trên, biện pháp kéo đọt là biện pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất, tốt nhất cho cây Sầu Riêng, nhưng cũng là khó thực hiện nhất. Nếu kéo đọt không thành công, đọt không đi, đọt vừa nhú thì bị rầy đánh hay thời tiết khô lạnh làm đọt khô và rụng, thì khi đó cần áp dụng các biện pháp chặn đọt bên dưới.

2/ 📌 CHẶN ĐỌT : dùng hóa chất hoặc dinh dưỡng để kềm hãm sự phát triển của đọt non.

👉 Một số hóa chất thường được dùng để chặn đọt: Paclobutrazol, Kali Clorat (KCLO3), Thioure, Kali Nitrat (KNO3), MKP… mỗi cách chặn đọt đều có ưu nhược điểm riêng.

👉 TÔ BA cũng xin được giới thiệu biện pháp chặn đọt bằng bộ sản phẩm TÔ BA, bộ sản phẩm này cho hiệu quả cao, nhưng vì dùng biện pháp dinh dưỡng nên an toàn cho cây, cây không rụng lá, không ảnh hưởng đến năn suất và chất lượng trái, ngoài ra còn phòng trừ hiệu quả bệnh rỉ sắt, thán thư và thối trái trên Sầu Riêng.

✅ Bà Con pha 500ml PICK (2 chai) với 1 lít TB Hexa (1 chai) cho 1 phuy 200 lít nước.

Phun lúc đọt vừa bằng hạt gạo, phun ướt đều tán lá lúc sáng sớm hoặc chiều mát, hạn chế phun trực tiếp vào hoa hay trái non, phun 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày.

Biện pháp chặn đọt này chỉ nên áp dụng khi biện pháp kéo đọt không thể áp dụng hoặc thất bại. Nói cho cùng, cây vẫn quý hơn trái, không nên áp dụng các biện pháp cực đoan để rồi dẫn tới suy cây, cây bệnh, khi đó, trái không còn, mà cây cũng mất.

Trên đây là một chút chia sẽ những đút kết của bộ phận kỹ thuật TÔ BA và kinh nghiệm canh tác Sầu Riêng của Bà Con các vùng trồng nổi tiếng như Cai Lậy, Long Khánh, Krông Pắk. Chúc Bà Con làm bông nuôi trái hiệu quả.

Hẹn gặp lại bà con trong chuyên đề “Hạn chế tác hại của hạn mặn trên cây Sầu Riêng”.

Xem sản phẩm tại: www.toba.vn

Cần tư vấn kỹ thuật vui lòng liên hệ hotline: 0358.171710 hoặc 0904.171719