Hiện tượng rụng trái non trên cây Sầu riêng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục bạn đã biết?
Hiện tượng rụng trái non trên cây Sầu riêng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục bạn đã biết?
------------------
Trong canh tác Sầu riêng, giai đoạn làm trái vô cùng quan trọng, đóng vai trò quyết định năng suất và chất lượng trái, bên cạnh đó, việc chăm sóc cây và nuôi trái hiệu quả cũng sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của cây Sầu riêng ở các vụ sau.
Vậy làm thế nào để cây có thể neo trái tốt, hạn chế rụng trái non trong quá trình ra bông đậu quả? Đảm bảo năng suất và chất lượng trái? Cây nuôi trái ít mất sức, không suy?
Trong bài này, hãy cùng TÔ BA tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng rụng bông - trái non trên cây Sầu riêng cả nhà nhé.
Cây Sầu riêng thường bắt đầu ra mắt cua (mầm hoa) vào khoảng cuối 12 đến tháng 2 Dương lịch (tùy vùng), đó là giai đoạn cao điểm của mùa khô ở Miền Nam. Bông Sầu riêng phát triển từ mắt cua, thành nụ chủ yếu trong mùa khô, và xổ nhụy vào cuối mùa khô đến đầu mùa mưa (tùy vùng). Trong suốt thời gian khoảng 2 tháng đó, có rất nhiều yếu tố tác động để gây rụng hoa, rụng trái non, và nhiệm vụ "chống rụng" thậm chí còn kéo dài đến giai đoạn thoát rụng, khoảng 2 tháng sau xổ nhụy. Có thể nói, chống rụng là nhiệm vụ quan trọng nhất trong giai đoạn làm bông, làm trái trong quá trình trồng Sầu Riêng.
TÔ BA cũng đã có bài chia sẻ "Làm bông như thế nào để đạt kết quả tốt nhất?" đọc lại theo link: https://www.toba.vn/blogs/news/nhung-dieu-can-luu-y-trong-giai-doan-lam-bong-tren-cay-sau-rieng-ban
Vậy nguyên nhân nào rụng hoa, rụng trái non? Có rất nhiều nguyên nhân gây rụng hoa, trái non trên Sầu riêng như: sâu bệnh hại, thời tiết, dinh dưỡng, chế độ tưới... Nói đơn giản, thì việc chống rụng hoa, trái non chỉ nằm ở 2 yêu cầu, quản lý tốt dịch hại và chế độ chăm sóc, dinh dưỡng phù hợp. Chúng ta cùng đi sâu vào 02 nguyên nhân chính nêu ở phía trên nhé.
1/ Quản lý dịch hại:
***** Một số lại dịch hại gây rụng bông, trái non Sầu riêng:
Sâu ăn bông: Sâu non ăn phần cuống bông, đục vào bên trong bông, ăn cánh bông, nhụy, nhị làm cho bông bị hư và rụng, dễ dàng nhận biết qua những lổ đục và những đám phân màu nâu đen được thải ra rất nhiều ngay cuống bông.
Sâu đục trái: Bướm thường bám trên chùm hoa để hút mật và đẻ trứng trên trái non, đầu tiên sâu tấn công vỏ trái sầu riêng, sau đó khi tuổi lớn, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái. Sâu thường hóa nhộng trên đường đục, hoặc chui ra ngoài, hóa nhộng giữa các gai của trái. Sâu phá hại từ khi trái còn non sẽ làm trái sẽ bị biến dạng và bị rụng sau đó, giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất phẩm chất của trái, bên cạnh đó, trái thường bị các loại nấm bệnh tấn công làm thối trái. Triệu chứng để nhận diện là từng đám phân màu nâu đậm do sâu thải ra bên ngoài lổ đục. Sầu riêng trái chùm bị gây hại nhiều hơn trái đơn.
Bọ cánh cứng ăn bông.
Rệp sáp, rầy mềm chích hút nhựa nụ, bông, trái non.
Rầy rệp chích hút, bọ trĩ, nhện đỏ tấn công lá, cơi đọt, cũng gây rụng hoa, trái non.
Bệnh thán thư: do nấm Colletotrichum zibethinum, bệnh thường phát triển mạnh trên lá và trái trong mùa mưa, còn trên trên bông, bệnh xuất hiện nhiều trên Sầu riêng xử lý nghịch vụ và xổ nhụy trong mùa mưa.
Bệnh vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ: do Phytophthora, Pythium, Fusarium kết hợp với nhau. Khi bệnh nhẹ, bộ rễ bị tổn thương có thể kích thích cây ra hoa, thậm chí ra hoa rất mạnh, nhưng sau đó, nếu không khắc phục, cây bị suy, cây không thể mang nổi hoa trái, hoa trái non sẽ rụng hàng loại, thậm chí chết cây. Nếu cây nhiễm bệnh trong thời gian mang hoa, trái, cây sẽ suy rất nhanh, rụng hoa trái hàng loạt.
Bệnh nấm hồng: thối trái do nấm Phytophthora gây ra, bệnh sẽ phát triển mạnh trên những vườn có bệnh nứt thân xì mủ. Bệnh thường xuất hiện trên trái Sầu riêng đã vào cơm, có thể gây thiệt hại đến 50% sản lượng.
***** Biện pháp quản lý:
Thăm vườn thường xuyên, nhằm phát hiện và xử lý sớm nhất các yếu tố dịch hại, nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
Không để bông quá sớm, thời điểm để trái bói tối thiểu là 4 năm.
Tỉa thưa bông, trái, không để trái chùm, tốt nhất nên để trái đơn.
Có biện pháp phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ thối rễ thối trái. TOBA có bài viết chi tiết hơn về chủ đề "Phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ thối rễ thối trái".
Phun thuốc trừ sâu hại, rầy rệp kịp thời.
Chọn những nhóm thuốc sinh học, ít "nóng", ít gây sốc cho cây. Lưu ý pha, phối hợp thuốc đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
Cần lưu ý, trong giai đoạn cây đang xổ nhụy, hạn chế tối đa việc phun thuốc lên hoa đang nở, vì sẽ làm cản trở quá trình thụ phấn, gây rụng, méo trái...
2/ Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng:
Cây Sầu riêng trong giai đoạn mang hoa trái rất mẫn cảm với các yếu tố môi trường, dinh dưỡng, một thay đổi nhỏ trong cũng có thể để lại ảnh hưởng rất lớn.
Một số tác nhân gây rụng trên Sầu riêng và biện pháp khắc phục:
*** Rụng do khí hậu:
Thời tiết: Sầu riêng thường mang hoa trong giai đoạn cao điểm mùa khô, nếu gặp mưa lớn sau một thời gian dài khô hạn có thể gây sốc sinh lý, làm nụ hoa, trái non rụng hàng loạt.
Nhiệt độ: nắng nóng hay gió lạnh bất thường cũng đều có thể gây rụng, hiện tượng này thường gặp ở khu vực Tây Nguyên.
==>> Cách khắc phục:
Tưới đủ nước, tốt nhất 2 ngày/lần khi cây nhú mắt cua, giai đoạn này cây cần lượn dinh dưỡng và nước rất lớn, việc tưới đủ nước ngoài giảm nguy cơ sốc nước, còn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho cây. Một số khu vực ở Đồng Bằng sông Cữu Long xử lý Sầu riêng vụ nghịch, cây mang hoa trái trùng với giai đoạn nước mặn xâm nhiễm gây thiệt hại nặng. TOBA sẽ có bài về chủ đề "Biện pháp hạn chế thiệt hại do hạn mặn" trong thời gian tới.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây cũng giúp hạn chế sốc sinh lý gây rụng.
Công ty TÔ BA khuyến cáo, nên pha 250ml Amino 1000 + 250ml Kelpit + 200ml Flower 95 cho 1 phuy 220 lít , phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
Thành phần Axit amin trong Amino 1000 kết hợp với tinh chất tảo biển trong Kelpit và các loại vi lượng trong Flower giúp giải độc, làm mát cây, giảm sốc sinh lý, hạn chế rụng hoa trái. Phun định kỳ 7-10 ngày lần công thức này trong suốt thời kỳ nuôi hoa trái, từ lúc cây ra mắt cua đến khi thoát rụng sẽ giúp hạn chế rụng, hoa trái được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mau lớn, nặng ký, trái tròn đều, da trái xanh đẹp.
*** Rụng do cây không đủ sức nuôi:
Do cây ra hoa, đậu trái nhiều quá, cây không đủ sức nuôi: tỉa sớm, bắt đầu tỉa từ khi ra mắt cua, cho đến khi trái bằng nắm tay. Việc này giúp ta chủ động sắp xếp cho cây nuôi trái tại nhũng cành thích hợp, chủ động để lại những trái phù hợp, vừa giúp trái lớn đều, nhanh, trái đẹp, mà cây không mất sức, suy sau nuôi trái.
Cây bệnh, suy, yếu, không đủ sức nuôi hoa trái: tốt nhất không nên nuôi hoa trái trên những cây này, cần tập trung trị bệnh, phục hồi cây trước khi lấy trái, trên những cây này, tốt nhất nên bỏ toàn bộ hoa trái.
Cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng trong giai đoạn trước khi làm bông và trong thời kỳ nuôi trái sẽ giúp hạn chế rụng hoa, trái non.
===>>> Cách hạn chế: Thường xuyên tỉa hoa trái:
Tỉa hoa:
+ Tỉa bỏ hoa đầu cành: tỷ lệ đậu thấp, cành yếu.
+ Tỉa bỏ hoa những cành trên ngọn (đối với sầu riêng tơ).
+ Tỉa thưa các cụm hoa trên cành: các cụm nên cách nhau 15-20cm, ưu tiên các cụm hướng xuống dưới.
+ Tỉa thưa hoa trong cụm: hoa trong cụm cần đồng đều, bỏ hoa dị dạng, mỗi cụm chỉ nên chừa 10-20 hoa.
+ Khi hoa nở, bà con cần thụ phấn bổ sung cho Sầu Riêng, việc này sẽ giúp tăng tỷ lệ đậu trái, hạn chế giật hộc, méo trái.
Tỉa trái:
+ Lần 1: 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong cụm quả, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 quả/cụm).
+ Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa quả cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 quả cụm).
+ Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở: Cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống, tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 1-2 quả/cụm, khoảng 70-120 quả/cây.
*** Rụng do sốc sinh lý do phân, thuốc: cây sầu riêng trong giai đoạn nuôi hoa trái rất mẫn cảm, do đó cần thận trọng trong việc sử dụng phân thuốc trong giai đoạn này, nhất là việc kết hợp các gốc hoạt chất khác nhau.
Công ty TÔ BA khuyến cáo nên sử dụng công thức kết hợp: Khi cây mang hoa, bà con phun 2-3 cử bộ sản phẩm dưởng hoa TOBA: 1 chai Amino 1000 500ml + 500ml ml Flower 95 + 1 chai TB BO 150 500ml pha cho 400-500 lít nước, phun ướt đều tán lá. Sau khi xả nhụy, lúc trái bằng đầu ngón tay cái, phun 10-14 ngày/lần, đến lúc thoát rụng (60 ngày).
*** Rụng do cạnh tranh dinh dưỡng:
Vào thời điểm cây xổ nhụy, nuôi trái, nếu cây đi đọt, sẽ có hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng, khi đó, theo sinh lý tự nhiên, cây sẽ ưu tiên nuôi đọt bỏ trái. Đây là tình huống rất thường gặp và khó quản lý, đôi khi rụng sạch cả vườn, nếu cây đi đọt lúc trái lớn, tỷ lệ sượng sẽ rất cao.
===>> Các biện pháp quản lý: TOBA sẽ có bài viết chi tiết hơn về chủ đề "Chặn đọt"
+ Chặn đọt: Khi cây đang mang hoa mà thấy nhú đọt, dùng các chế phẩm chặn đọt để kềm hãm không cho đọt phát triển.
+ Đánh đọt: phun thuốc cho rớt đọt luôn.
+ Kéo đọt: Khi cây nhú mắt cua, thì kéo đọt luôn, cơi đọt này đóng vai trò quan trọng trong nuôi trái sau này.
Mọi thắc mắc kỹ thuật, vui lòng liên hệ trực tiếp hotline: 0358.171710 hoặc 0904.171719 để được hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm sản phẩm tại: www.toba.vn